Quy trình xây nhà từ móng đến mái mới nhất năm 2022

Căn nhà được ví như tổ ấm của mỗi gia đình, là nơi để cả nhà cùng nhau ngồi lại thư giản sau ngày dài mệt mỏi. Việc xây dựng nhà ở là việc rất quan trọng đối với mỗi gia đình, bên cạnh việc quyết định không gian sống thì việc xây dựng một căn nhà tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Do vậy, để có được một ngôi nhà như ý và tiết kiệm chi phí bạn cần phải tìm hiểu một số kiến thức trong quy trình xây nhà từ móng đến mái, đó là lý do để bạn tham khảo bài viết sau đây của Gia Phát.

1 Quy trình xây nhà từ móng đến mái mới nhất | Xây dựng Gia Phát

Các giai đoạn trong quy trình xây nhà từ móng đến mái mới nhất

1. Chuẩn bị trước khi tiến hành xây dựng nhà ở

1.1 Dự trù nguồn tài chính

Dự trù tài chính được xem là một trong những bước quan trọng nhất trong quy trình xây nhà. Để không phải bị động trong các trường hợp phát sinh chi phí bạn cần suy nghĩ về các khoản chi phí cần phải chi, tốt nhất bạn hãy nên lập một kế hoạch tài chính rõ ràng cho việc xây nhà này.

2 Quy trình xây nhà từ móng đến mái mới nhất | Xây dựng Gia Phát

Dựa theo kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực thiết kế xây dựng nhà ở, Gia Phát xin cung cấp thông tin về một số loại chi phí thường gặp trong quy tình xây nhà như sau:

  • Chi phí phá bỏ, tháo dỡ công trình cũ (nếu có)
  • Khảo sát địa chất và gia cường móng
  • Xin phép xây dựng
  • Thuê đơn vị thiết kế bản vẽ
  • Chuẩn bị vật liệu xây dựng, trang thiết bị
  • Chi phí nhân công – giám sát công trình
  • Chi phí hoàn công
  • Các khoản phát sinh khác trong quá trình xây dựng

1.2 Tìm hiểu về phong thủy

Dân gian xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, Xây nhà là một sự việc trọng đại của đời người nên việc tìm hiểu về phong thủy trước khi xây là không thể nào thiếu được. Phong thủy sẽ quyết định hướng nhà, hướng bếp, thời gian khởi công… Do đó, trước khi xây nhà Gia chủ thường đi xem tuổi để xác định cung, mạng, hướng và màu sắc phù hợp với bản thân để chuẩn bị tiếp cho những bước tiếp theo trong quy trình xây nhà.

1.3 Lên ý tưởng thiết kế

Việc lên ý tưởng thiết kế sẽ giúp bạn có được một ngôi nhà mang phong cách riêng của bạn. Ngoài ra khi bạn đã lên sẵn cho mình những ý tưởng về ngôi nhà của mình thì khi gặp kiến trúc sư của đơn vị thiết kế bạn sẽ dễ dàng trao đổi ý tưởng của bạn với họ.

4 Quy trình xây nhà từ móng đến mái mới nhất | Xây dựng Gia Phát

1.4 Thuê đơn vị tư vấn – thiết kế

Hiện nay, đa số các chủ đầu tư đều thuê đơn vị bên ngoài để thiết kế kiến trúc. Khi thuê các đơn vị chuyên về thiết kế bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian để suy nghĩ về ý tưởng, công năng của ngôi nhà. Bạn chỉ cần đưa ra ý tưởng sơ bộ và nhận về một bản vẽ hoàn chỉnh, đạt thẩm mỹ và phong thủy.

1.5 Chuẩn bị mặt bằng

Để có thể tiến hành bắt đầu xây dựng công trình thì việc chuẩn bị mặt bằng là bước rất cần thiết. Nếu trên đất đàng có công trình cũ thì bạn cần phá dở và chuyển nó đến chỗ khác, còn với đất bỏ hoang lâu ngày bạn cũng cần dọn sạch rác, phát quang bụi rậm để giao mặt bằng hoàn toàn trống trải, thông thoáng cho nhà thầu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải chuẩn bị sẵn điện và nước để phục vụ cho các hoạt động khác trong quy trình xây nhà.

1.6 Chuẩn bị vật tư

Hiện nay, đa số các dịch vụ xây nhà trọn gói thì nhà thầu sẽ bao luôn phần vật liệu. Nhưng nếu bạn chỉ thuê nhân công và muốn tự nhập vật liệu thì bạn cần phải chuẩn bị rất kỹ ở giai đoạn này.

Đầu tiên bạn cần phải xác định được các loại vật tư cần sử dụng, số lượng của từng loại, nên chọn vật tư thương hiệu nào và phân bổ thời gian nhập về hợp lý. Sau đó bạn cần tham khảo giá ở nhiều đơn vị cung cấp khác nhau để tìm được nơi bán giá tốt nhất. Cuối cùng là chuẩn bị láng trại để chứa vật tư, chú ý láng trại phải được làm kín và có người trông coi để hạn chết hao hụt vật liệu.

1.7 Xin phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là một văn bản vô cùng cần thiết để hợp thức hóa về mặt pháp lý công trình của bạn. Công việc xin giấy phép xây dựng là điều bắt buộc phải làm trong quy tình xây nhà. Nếu bạn thuê dịch vụ xây nhà trọn gói thì các nhà thầu sẽ hỗ trợ phần việc này, còn nếu bạn thuê nhân công thì bạn phải chuẩn bị giấy tờ đến cơ quan có thẩm quyền để xin phép xây dựng.

Xem thêm: Giấy phép xây dựng và thủ tục xin giấy phép xây dựng năm 2022

2. Quy trình xây nhà từ móng đến mái

Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn xây dựng ngầm và phần thô cho công trình, phần này được đánh giá là quan trọng nhất trong quy trình xây nhà từ móng đến mái vì nó bởi vì nó chính là phần khung chính của ngôi nhà. Ở phần này cần phải chú ý kiểm soát chất lượng và các thông số kỹ thuật cho đúng với tiêu chuẩn của bản vẽ xây dựng, cung ứng đủ vật tư và đúng thời gian để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình.

3 Quy trình xây nhà từ móng đến mái mới nhất | Xây dựng Gia Phát

Giai đoạn xây dựng phần ngầm và phần thô trong quy trình xây nhà bao gồm một số bước như sau:

  • Bước 01: Động thổ, tiến hành đào móng và dựa theo bản vẽ kỹ thuật để chọn loại cọc đúng cho công đoạn ép cọc.
  • Bước 02: Sau khi đào móng và ép cọc xong thì tiến hành đến công đoạn làm phần móng, hầm nhà, đường cống, đường thoát nước, bể nước, bể phốt và các công trình ngầm.
  • Bước 03: Làm khung nhà: cốp pha, sắt thép, đổ bê tông cột dầm sàn các tầng…
  • Bước 04: Xây thô và chạy đường ống điện, nước, internet, chèn khuôn cửa…
  • Bước 05: thi công phần mái nhà theo bản vẽ kỹ thuật, tùy vào từng loại mái nhà sẽ có thời gian thi công khác nhau.

3. Công đoạn hoàn thiện trong quy trình xây nhà

Nếu như phần xây ngầm và xây thô hình thành khung xương kết cấu bên trong cho ngôi nhà thì phần hoàn thiện sẽ làm phần tạo nên vẻ đẹp bên ngoài cho công trình. Các chủ đầu tư thường nghĩ rằng giai đoạn này sẽ nhẹ nhàng và ít tốn kém, nhưng thực chất giai đoạn này tốn khá nhiều thời gian và chi phí. Do vậy, chủ đầu tư nên chú ý tính toán thời gian và kinh phí để có thể kiểm soát tiến độ và chất lượng công trình tốt nhất.

5 Quy trình xây nhà từ móng đến mái mới nhất | Xây dựng Gia Phát

Bước 01: Tô (trát) vữa cho tường bên trong và bên ngoài công trình.

Bước 03: Lát gạch nền, đóng trần (chủ yếu sử dụng trần thạch cao)

Bước 03: làm cửa chính, cửa sổ, bếp và cầu thang.

Bước 04: sơn màu và sơn chống thấm cho công trình cả bên trong và bên ngoài.

Bước 05: lắp đặt các thiết bị điện, nước, thiết bị vệ sinh…

Bước 06: mua sắm và lắp đặt các vật dụng nội thất như tủ, tivi, sofa, bàn, ghế…

Bước 06: vệ sinh công trình trước khi vào ở.

4. Nghiệm thu và hoàn công công trình

4.1 Nghiệm thu

Sau khi hoàn thiện công trình thì chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng và đơn vị tư vấn thiết kế phải tổ chức nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng.

4.2 Hoàn công công trình

Để một công trình đạt giá trị cao nhất và đầy đủ tính pháp lý thì không thể thiếu bước hoàn công công trình. Nếu bạn thuê dịch vụ xây nhà trọn gói thì giai đoạn này nhà thầu sẽ thực hiện giúp bạn, nhưng nếu bạn chỉ thuê nhân công thì công việc này bạn phải tự thực hiện hoặc thương lượng để thuê dịch vụ hoàn công xây dựng từ các nhà thầu có đủ khả năng thực hiện thủ tục hoàn công.

Xem thêm: Hoàn công xây dựng và thủ tục hoàn công năm 2022

Trên đây là tất tần tậi các kiến thức về quy trình xây dựng nhà ở từ móng đến mái. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm được  nhiều kiến thức liên quan đến quy trình xây nhà.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN XÂY DỰNG GIA PHÁT

  •  Trụ sở: Lầu 1, F2 đường số 8, Khu thương mại Ngã Sáu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
  •  Văn phòng: Số 67A Tầm Vu, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
  •  Hotline: 0888.02.02.37 Tư vấn – báo giá
  •  Facebook: Xây dựng Gia Phát
  •  Youtube: Gia Phát Chanel
0/5 (0 Reviews)

Trả lời